Đối với tiếng anh có rất nhiều các thể loại cấu trúc câu khác nhau. Trong đó, câu bị động được sử dụng phổ biến nhưng nếu không nắm vững bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn. Chính vì vậy, trong bài viết này Sieumotsach.com sẽ tổng hợp tất tần tật các kiến thức xoay quanh câu bị động để giúp bạn củng cố thêm kiến thức và sử dụng hiệu quả.

Tìm hiểu khái niệm câu bị động

Câu bị động hay Passive voice là câu dùng để nhấn mạnh đối tượng là người hoặc vật nào đó bị tác động chứ không phải đối tượng thực hiện hành động đó. Tuy nhiên, thì của câu bị động phải tuân theo thì của câu chủ động. Bởi vậy, để có được câu bị động trong tiếng anh bạn cần phải chuyển từ câu chủ động.

Exp: My umbrella was stolen (Cái ô của tôi bị lấy cắp rồi).

Trong ví dụ này, câu bị động dùng để nhấn mạnh cái ô đã bị lấy cắp nhưng không xác định người lấy là ai. Có nghĩa, trong câu không chỉ rõ đối tượng lấy cắp chiếc ô.

câu bị động
Tìm hiểu khái niệm về câu bị động là gì?

Cấu trúc chung của Passive voice

Cũng như câu chủ động, đối với cấu trúc bị động thường được sử dụng chung như sau: S + be + V3/ed + (by + O) + (…..). 

Trong đó:

  • S là chủ ngữ hay đối tượng, sự vật bị tác động bởi một hành động nào đó.
  • Be: Thường dùng thay đổi tùy theo thì của câu chủ động.
  • V3/ed: Câu giữ nguyên dạng hoặc thêm đuôi “ed”
  • By + O: Dùng để giới thiệu đối tượng thực hiện hành động đó.
  • (…..) dùng để chỉ các địa điểm hay thông tin về thời gian mà đối tượng, sự vật bị tác động. Tùy theo từng trường hợp sẽ thêm vào hoặc không.

Hướng dẫn cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

Để chuyển đổi từ câu chủ động sang bị động không quá khó. Chỉ cần bạn tuân thủ các điều kiện và thực hiện theo thứ tự các bước chuyển đổi chắc chắn sẽ thành công. Một vài hướng dẫn cụ thể về cách chuyển câu để có được hiệu quả tối ưu trong quá trình sử dụng như sau:

Điều kiện chuyển đổi sang bị động

  • Trong câu chủ động luôn đảm bảo phải có tân ngữ O mới có thể chuyển đổi được.
  • Động từ dùng trong câu chủ động phải đảm bảo ngoại động từ mới chuyển được sang bị động.

Các bước chuyển từ câu chủ động sang bị động

  • Bước 1: Bạn cần xác định tân ngữ (O) trong câu để chuyển sang làm chủ ngữ (S).
  • Bước 2: Xác định thì của câu đang được sử dụng, từ đó lấy động từ chính (V) để chuyển vị trí sang bị động.
  • Bước 3: Chuyển S từ câu chủ động sang O của câu bị động và thêm giới từ “by” phía trước. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trạng ngữ chỉ thời gian luôn đứng sau “by” và trạng ngữ chỉ địa điểm đứng trước “by”.
ngữ pháp câu bị động
Cách chuyển đổi từ câu chủ động sang bị động

Công thức chuyển đổi câu chủ động sang bị động

Nếu bạn đang phân vân không biết cách chuyển câu chủ động sang bị động theo thứ tự như thế nào hãy áp dụng theo các công thức sau đây. Trong mỗi thì sẽ có công thức khác nhau bạn cần nắm rõ để không bị nhầm lẫn.

  • Thì hiện tại đơn: Câu chủ động: S + V(s/es) + O chuyển sang bị động S + am/is/are + V3/ed.
  • Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are + V-ing + O, chuyển sang bị động S + am/is/are + being + V3/ed.
  • Hiện tại hoàn thành: S + have/has + P2 + O, chuyển sang bị động: S + have/has + been + V3/ed.
  • Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: S + have/has + been + V-ing + O, chuyển sang bị động: S + have/has been being + V3/ed.
  • Quá khứ đơn: S + V(ed/Ps) + O, chuyển sang bị động theo công thức: S + was/were + V3/ed.
  • Quá khứ tiếp diễn: Công thức câu chủ động S + had + P2 + O chuyển sang bị động S + had + been + V3/ed.
  • Quá khứ hoàn thành: Chuyển từ chủ động S + had + P2 + O thành bị động với công thức S + had + been + V3/ed.
  • Thì tương lai đơn: Câu chủ động S = will + V-infi + O sang bị động S + will + be + V3/ed.
  • Thì tương lai gần: Câu chủ động có công thức S + am/is/are going to + V-infi + O, chuyển sang bị động theo công thức sau: S + will have been being + V3/ed.
công thức câu sang bị động
Áp dụng công thức chuyển đổi câu sang bị động hiệu quả

Những điều cần lưu ý khi chuyển câu chủ động sang bị động

Ngoài việc nắm bắt công thức chuyển đổi câu chủ động sang bị động bạn cũng cần bỏ túi những lưu ý dưới đây. Điều này sẽ giúp bạn có được cách dùng passive voice hiệu quả và đúng nhất.

  • Trong câu chủ động, nếu chủ ngữ không xác định rõ ràng bạn có thể lược bỏ khi chuyển qua câu bị động. Ví dụ như: They, somebody, someone,….
  • Giới từ “by” sử dụng khi xác định được chủ thể trực tiếp thực hiện hành động đó. Ngược lại, khi nói đến công cụ, phương tiện thì sử dụng giới từ “with”.
  • Trường hợp trong câu chủ động có đến 2 tân ngữ, bạn chỉ lựa chọn một tân ngữ duy nhất trong câu bị động.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về passive voice – câu bị động mà Sieumotsach đã chia sẻ. Mong rằng, qua đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về thể loại câu này và sử dụng hiệu quả trong tiếng anh. Bạn nên kết hợp với việc học và làm bài tập trên sách ngữ pháp tiếng anh để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

messMessenger zaloChat Zalo callGọi ngay