Đối với những bạn đang học tiếng Nhật thì chắc chắn đều đã nghe qua cụm từ “tiếng Nhật Romaji”. Và chắc hẳn nhiều bạn vẫn còn đang bỡ ngỡ với hệ thống phiên âm này cũng như ưu, nhược điểm của nó. Trong bài viết này, Siêu Mọt Sách sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và hướng dẫn chi tiết cách học romaji tiếng Nhật dễ dàng nhất.
Romaji tiếng Nhật là gì?
Tiếng Nhật được đánh giá là một trong những ngôn ngữ khó nhất trên thế giới, vì vậy mà người ta đã sáng tạo ra cách học tiếng Nhật dễ dàng hơn cho người nước ngoài bằng hệ thống bảng chữ cái Latin dùng để phiên âm tiếng Nhật mà người ta còn hay gọi là Romaji. Dù có nhiều cách thức thể hiện phiên âm khác nhau nhưng điểm chung là có 3 hệ thống Romaji cơ bản gồm: Hepburn, Kunrei-shiki, Nihon-shiki. Với những ai vừa mới bắt đầu học thì đây quả là một cách hay ho để bạn làm quen và có thể hình dung được cách phát âm của người Nhật. Tuy nhiên, hệ thống này cũng còn những mặt hạn chế mà bạn phải lưu ý để việc học được nâng cao hơn mỗi ngày.
Cách dịch tiếng Nhật sang hệ thống phiên âm Romaji
Nếu sử dụng cách phiên âm bằng hệ thống chữ viết tiếng Nhật sẽ khiến người học gặp nhiều khó khăn. Romaji sử dụng bảng chữ gồm 26 ký tự của phương Tây và đưa tiếng Nhật về định dạng mà tất cả người trên thế giới có thể đọc hiểu. Hầu hết những người mới bắt đầu học đều sẽ tiếp cận thông qua hệ thống phiên âm Romaji, người học chủ động ghi chú lại cách đọc bằng các kí tự dó. Điều này đã giúp cho việc học tiếng Nhật được truyền tải rộng rãi và dễ dàng hơn.
Hệ thống phiên âm Hepburn trong romaji tiếng Nhật
Lịch sử hình thành của hệ thống romaji tiếng Nhật cũng rất thú vị khi nó ra đời từ thế kỉ 16 do những tín đồ truyền đạo người Bồ Đào Nha muốn học tiếng Nhật để dễ dàng giao tiếp. Tuy nhiên, phải đến năm 1867, một nhà truyền giáo người Mỹ James Curtis Hepburn đã tiếp nối và hoàn thiện hệ thống từ katakana sang chữ Latinh. Hiện nay cũng có nhiều phiên bản khác nhưng phiên bản của James vẫn thông dụng và được biết đến rộng rãi nhất. Qua nhiều năm, hệ thống phiên âm Hepburn có 3 thế Latinh hóa là Hepburn Truyền thống, Hepburn Tu chỉnh, Hepburn Cải biên.
- Hepburn Truyền thống và Tu chỉnh dùng dấu ngang trên nguyên âm để biểu thị các nguyên âm dài.
- Hepburn Cải biên có nguyên âm dài thể hiện qua cách gấp đôi nguyên âm. Đối với phụ âm kép thì khi phiên âm sẽ chuyển bằng cách gấp đôi phụ âm theo sau
Những nhược điểm của hệ thống phiên âm romaji tiếng Nhật
Dù cách học này rất dễ hiểu nhưng chỉ mang lại lợi ích tạm thời, nó không giúp bạn giỏi tiếng Nhật hay cải thiện khả năng nói vì hệ thống phiên âm romaji tiếng Nhật không giúp bạn phát âm chuẩn được. Ngoài ra, Romaji còn có nhiều kiểu cách phiên âm nên rất dễ khiến người học gặp bối rối. Không phải bất kì một từ ngữ tiếng Nhật nào cũng được phiên âm Romaji để bạn học thuộc lòng. Sự kì diệu của ngôn ngữ là việc linh hoạt và biến đổi. Vì vậy, nếu bạn chỉ thuộc mà không hiểu bản chất thì rất khó để phát triển và tăng cường khả năng giao tiếp sau này. Việc học tiếng Nhật qua phiên âm Romaji trong thời gian dài sẽ khiến bạn phát âm sai và trở nên khó khắc phục.