Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa vô cùng đặc sắc và phong phú, một nét văn hóa riêng biệt được chú ý trước tiên khi nói đến Nhật Bản là văn hóa chào hỏi của người Nhật trong giao tiếp, tùy vào từng mối quan hệ mà sẽ có cách chào hỏi khác nhau thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Bài viết dưới đây chia sẻ cho các bạn cách chào hỏi của người Nhật khi giao tiếp, cùng theo dõi nhé!

1. Cách chào hỏi của người Nhật Bản khi giao tiếp

Cách chào hỏi của người Nhật khi giao tiếp
Cách chào hỏi của người Nhật khi giao tiếp

Cách chào hỏi của người Nhật trong văn hóa của quốc gia này đơn giản chỉ để thể hiện lòng kính trọng đối với người khác khi giao tiếp. Cúi chào là hành động chào hỏi dành cho người lớn tuổi hơn hoặc người đó có địa vị cao. Còn đối với bạn bè  người Nhật thường  sẽ vẫy tay chào, hành động này đang dần trở nên quen thuộc và khá phổ biến trong văn hóa chào hỏi ở Nhật Bản.

Người Nhật thường chào hỏi bằng cách cúi đầu và thường kết hợp với câu nói quen thuộc như “Ohayo Gozaimasu.” hoặc là“Ohayo” với ý nghĩa là “Xin chào”. Khi cảm ơn người Nhật cũng cúi đầu và nói  “Arigatou” nghĩa là “Xin cám ơn”. Họ thường nói sau khi kết thúc hành động cúi đầu chào.

2. Tư thế chào hỏi của người Nhật Bản như thế nào?

Tư thế chào hỏi là một yếu tố rất quan trọng trong cách chào hỏi của người Nhật Bản. Khi bạn cúi đầu thì điều cần phải chú ý nhất là cúi thấp người từ phần eo trở lên và phải đứng thẳng chân,phần đầu gối phải khép lại với nhau.

Khi bạn giao tiếp với người Nhật bạn cần phải chú ý một điều là phải cúi đầu chào lại khi có một người khác đã cúi đầu chào bạn. Đây là phép lịch sự tối thiểu trừ khi bạn là người có vị trí thật sự cao hơn  người đó. Văn hóa chào hỏi của Người Nhật sẽ tùy theo đối tượng mà sẽ có các kiểu chào hỏi khác nhau như:

3 kiểu chào hỏi của văn hóa giao tiếp Nhật Bản
3 kiểu chào hỏi của văn hóa giao tiếp Nhật Bản
  • Kiểu khẽ cúi chào (ESHAKU)

Khẽ cúi chào là cách chào hỏi của người Nhật dành cho những người ở cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và cùng địa vị xã hội. Cách chào hỏi này thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng với đối phương. Đối với kiểu chào hỏi này thì thân và mình chỉ hơi cúi xuống khoảng 15 độ giữ tư thế trong khoảng từ một đến hai giây, hai tay có thể để cập bên hông.

ESHAKU là kiểu chào hỏi được sử dụng nhiều nhất trong ngày của người Nhật Bản, và cũng là kiểu đơn giản nhất của họ. Người Nhật thường chỉ chào đúng lễ ở lần gặp đầu tiên trong ngày,  những lần gặp sau họ sẽ thường chỉ khẽ cúi đầu chào.

  • Kiểu cúi chào bình thường (KEIREI)

KEIREI là một kiểu chào ở mức độ thể hiện sự sang trọng, quý phái cao hơn so với Eshaku. Keirei là kiểu cúi đầu chào được dùng thường xuyên khi chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn, khách hàng hoặc là đối tác làm ăn….

Đối với kiểu cúi đầu chào này, người Nhật thường sẽ cúi thấp người từ 30 đến 35 độ giữ yên tư thế trong khoảng 2 đến 3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện được kiểu chào này thì hai tay phải úp xuống mặt đất và cách nhau khoảng từ 10 đến 20cm, khoảng cách của đầu và sàn khi cúi nên ở mức khoảng cách từ 10 đến 15cm.

  • Kiểu SAIKEIREI – kiểu chào thay cho lời chào trang trọng nhất

Kiểu chào hỏi SAIKEIREI là kiểu chào thể hiện sự tôn trọng tối thượng đối với đối phương, nó thể hiện sự biết ơn, lòng kính trọng đến các đấng tối cao và vô cùng thiêng liêng như Thần,Thánh, Phật, Chúa Trời, Quốc Kỳ…., hoặc là đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ,…

Kiểu chào thể hiện sự trang trọng cao nên người Nhật sẽ cúi người rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên tư thế trong khoảng 3 giây và thậm chí là lâu hơn.

3. Những lưu ý khi chào hỏi của người Nhật

Cần lưu ý điều gì trong chào hỏi của người Nhật
Cần lưu ý điều gì trong chào hỏi của người Nhật
  • Giao tiếp bằng mắt. Điều tối kỵ là nhìn vào mắt đối phương, trong văn hóa của Nhật Bản điều này thể hiện sự mất lịch sự, và không tôn trọng đối phương.
  • Khi chào hỏi không nên nói quá nhiều. Người Nhật thường sẽ lắng nghe nhiều hơn trong các cuộc hội thoại, giao tiếp họ không nói quá nhiều. 
  • Thường nói giảm nói tránh
  • Cách vẫy tay. Tại Nhật Bản khi  gọi ai đó bằng cách vẫy tay, bạn nên để bàn tay thẳng và các đốt ngón tay phải chạm vào nhau. Nếu không thực hiện đúng bạn sẽ bị cho là vô lễ và mất lịch sự với đối phương.
  • Tiếp theo là Biếu quà. Khi mới chuyển đến sinh sống ở khu vực mới ở Nhật, bạn nên chuẩn bị chuẩn bị món quà nhỏ để biếu tặng hàng xóm trong khu vực lân cận, đó như một cách chào hỏi làm quen. 

4. Trang phục trong giao tiếp của người Nhật

Trang phục là yếu tố đặc biệt quan trọng trong giao tiếp
Trang phục là yếu tố đặc biệt quan trọng trong giao tiếp

Trang phục luôn được coi là yếu tố đặc biệt quan trọng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản. Tùy vào hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà người Nhật sẽ có những lựa chọn trang phục cho phù hợp với buổi gặp gỡ. Tuy nhiên phải luôn đề cao sự tế nhị, kín đáo và phải thể hiện nét tinh tế trong trang phục đặc biệt là phải sạch sẽ và không bị nhàu nát.

– Nơi làm việc: những bộ quần áo mang kiểu dáng  hiện đại nhưng phải  kín đáo sẽ luôn là sự lựa chọn tối ưu.

– Bữa tiệc xã giao: Nam thì thường mặc một bộ vest đen đi kèm với cravat có màu sắc tinh tế. Nữ nên mặc váy hoặc quần Tây kèm với áo sơ mi và mang giày cao gót.

Bên trên là các chia sẻ của Siêu Mọt Sách về cách chào hỏi của người Nhật trong văn hóa giao tiếp ở Nhật Bản. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về văn hóa giao tiếp của họ và tự tin hơn trong giao tiếp với người Nhật Bản. Ngoài ra bạn có thể tìm mua sách học tiếng Nhật tại Siêu Mọt Sách để được giao tiếp một cách tự nhiên và tốt hơn khi giao tiếp với người Nhật nhé!

messMessenger zaloChat Zalo callGọi ngay